Những đột phá mới trong Intel Core thế hệ thứ 5(Broadwell)

Tin Tức Công Nghệ - Intel là một trong những hãng sản xuất nổi tiếng nhất trên thế giới với sản phẩm như chip vi xử lý cho máy tính, bo mạch chủ, ổ nhớ flash, cạc mạng và các thiết bị máy tính khác. Intel luôn cung cấp tới cho ngành công nghiệp điện tử những thế hệ Chip xử lí tuyệt đỉnh mang lại tiếng tăm lớn cho thương hiệu này. Các CPU này không chỉ bao gồm dòng Core i3, i5, i7 mà còn có Celeron, Pentium và một thành viên hoàn toàn mới là Core m. Chúng là những bộ vi xử lý thương mại đầu tiên của Intel được sản xuất trên dây chuyền bán dẫn 14nm, từ đó hứa hẹn mang lại hiệu năng cao hơn, thời gian dùng pin tốt hơn và sức mạnh đồ họa cũng được tăng cao. Cụ thể như thế nào bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về những đột phá mới trong thế hệ Intel Core thế hệ thứ 5(Broadwell)


1. Các CPU Broadwell đợt đầu chủ yếu dùng cho máy di động

Vậy những con chip dành cho máy tính để bàn đâu rồi? Theo lời Kirk Skaugen, phó chủ tịch kiêm giám đốc mảng PC, thì Broadwell "không cung cấp nhiều lựa chọn nhắm vào dòng desktop", thay vào đó bạn sẽ phải đợi đến thế hệ vi kiến trúc tiếp theo là Skylake (ra mắt trong nữa sau năm nay) để có thể thoải mái lựa chọn các con chip cho máy bàn.

Đây là một lý do, còn lý do khác nữa là Broadwell đã bị trì hoãn khá nhiều khiến các hãng sản xuất desktop không mặn mà với nền tảng hiện tại, thế nên họ quyết định chờ đến Skylake rồi mới nâng cấp các bộ máy bàn của mình. Còn trong thời điểm bây giờ, các mẫu All-in-One mới chủ yếu dùng chung chip Broadwell di động với laptop mà thôi. Chính Skaugen cũng thừa nhận rằng khoảng 80% nguồn lực của các công ty PC cũng đã dồn cho việc phát triển sản phẩm chạy Skylake rồi.

Các CPU Broadwell sẽ xuất hiện trên những dạng thiết bị này​
2. Core i, Celeron, Pentium, Core m??? Cái nào dùng cho máy nào?

Tất cả những thương hiệu này đều được trang bị vi kiến trúc Broadwell, có điều Intel phân chúng thành nhiều phân khúc khác nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu khác nhau về mức giá, hiệu năng cũng như các tính năng đi kèm. Theo tài liệu mà mình nhận được từ Intel thì:

Intel Core i: dùng cho máy All-in-One, máy desktop cỡ nhỏ, máy trạm di động, laptop hiệu năng cao, laptop truyền thống và một số mẫu máy 2 trong 1 có màn hình từ 13,3" trở lên

Intel Core m: dùng cho một vài máy 2 trong 1 cỡ lớn, laptop siêu mỏng, thiết bị 2 trong 1 cỡ nhỏ và tablet cao cấp. 

Intel Celeron và Pentium: cũng dành cho laptop hoặc máy bàn cỡ nhỏ, tuy nhiên chủ yếu ở phân khúc giá rẻ. Chiếc máy Intel NUC và những mẫu mini PC tương tự sẽ là các ứng viên sáng giá dành cho chip Celeron hoặc Pentium.

Hầu hết những CPU mới thuộc dòng Broadwell có thể được xác định dễ dàng bằng mã số bằng đầu bằng số 5. Ví dụ: Intel Core i7-5600U. Cách đặt số hiệu như thế này đã được Intel áp dụng từ lâu, ví dụ số 4 là nền tảng Haswell, còn số 3 là nền tảng Ivy Bridge chẳng hạn.

Tuy nhiên, có một vài trường hợp đặc biệt là CPU Broadwell nhưng vẫn không bắt đầu bằng số 5 mà bằng một chữ số nhỏ hơn. Ví dụ: Pentium 3805U, Celeron 3755U, Celeron 3205U.

3. Chip Broadwell D, H, M, Y, U là sao?

Khi Broadwell chính thức ra mắt, nó sẽ có nhiều phiên bản khác nhau với cách đánh mã bao gồm:

Broadwell-D: dành cho máy tính để bàn (socket LGA1150)

Broadwell-H: những con chip có TDP vào khoảng 35W và 55W, dùng cho các hệ thống máy tính all-in-one, máy tính nhỏ gọn dùng bo mạch Mini-ITX, máy tính xách tay đòi hỏi cấu hình mạnh, máy tính chơi game... Intel cũng có cung cấp Broadwell-H dạng socket cho máy tính để bàn.

Broadwell-M: phiên bản dùng cho laptop truyền thống

Broadwell-U: SoC có TDP từ 15W trở xuống, dùng cho Ultrabook hoặc các máy NUC

Broadwell-Y: SoC có TDP từ 10W trở xuống

Broadwell-EP: các CPU này sẽ chủ yếu xài trong server

Broadwell-EX: dùng trong các hệ thống máy tính đặc biệt

Đây là mã hiệu mà thôi, còn khi chính thức bán ra thị trường thì những chúng này sẽ xuất hiện dưới 4 cái tên chính mà mình đã đề cập ở phần 3. Trong đó:

Broadwell-Y chính là Intel Core m. Thế nên bạn sẽ thấy những con CPU Core m có mã số đại loại như 5Y10, 5Y10a, 5Y70...

Broadwell-D, H, M, U sẽ hiện diện dưới thương hiệu Core i, Pentium hoặc Celeron. Một vài mã hiệu bạn sẽ bắt gặp đó là Intel Core i7-5600U, Intel Core i5-5xxxM, Pentium 3805U.

Broadwell-EP sẽ có tên thương mại là Intel Xeon E5.

4. Những cải tiến của Broadwell so với Haswell


Chúng ta có thể tóm gọn trong những ý chính như sau:

Kích thước đế CPU thu nhỏ đi 37%, trong khi số bóng bán dẫn thì tăng 35% do sử dụng quy trình sản xuất nhỏ hơn (14nm ở Broadwell, so với 22nm ở Haswell)

Xét ở CPU Intel Core i7-5600U với chip đồ họa tích hợp Intel HD Graphics 5500:

Hiệu năng đồ họa 3D tăng 22%

Tốc độ chuyển định dạng video nhanh hơn 50%

Hiệu quả làm việc của người dùng tăng 4%

Để biết thêm về những điểm khác biệt giữa Broadwell với Haswell, mời bạn đọc bài viết: Broadwell vs Haswell, có gì mới trong CPU thế hệ mới của Intel? Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng các phần mềm đơn giản như Word, Excel, các loại trình duyệt, ứng dụng cơ bản thì sự khác biệt về hiệu năng của Broadwell với Haswell sẽ không nhiều đâu nhé.

5. Thời lượng dùng pin của thiết bị Broadwell sẽ như thế nào?

Nhờ công nghệ bán dẫn 14nm và các cải tiến về mặt kiến trúc mà các con chip Broadwell sẽ tiêu thụ ít điện hơn, tỏa ra ít nhiệt lượng hơn, đồng nghĩa với việc thiết bị di động sẽ ít phải tản nhiệt hơn. Tất cả những yếu tố này sẽ giúp các laptop, tablet, máy 2 trong 1 dùng Broadwell có thời gian xài pin lâu hơn.

Intel lấy con chip Core i7-5600U ra làm mẫu, theo đó một chiếc laptop Windows 8.1 dùng CPU này có thể chạy được 10,1 giờ ở chế độ rỗi, tăng 1 tiếng so với Core i7-4600U đời trước. Còn khi phát video HD, máy tính với CPU i7-5600U có thể chạy liên tục 8,7 giờ trước khi cạn pin, tăng 90 phút so với chip Haswell.


Tất nhiên, con số ở trên chỉ được ghi nhận trên mẫu máy tính tham chiếu do Intel thử nghiệm mà thôi, còn khi ra thực tế thì thời gian có thể lâu hoặc ít hơn tùy vào dung lượng pin, kích cỡ màn hình, độ sáng màn hình, cấu hình chung của hệ thống và nhiều yếu tố khác. Các mẫu laptop thương mại như Dell XPS 13 đời mới có thể chạy liên tục đến 15 tiếng, hay như Lenovo ThinkPad X250 có thể chạy liên tục 20 tiếng với hai viên pin, rất ấn tượng phải không nào?

6. Chip đồ họa tích hợp trong Broadwell có hiệu năng ra sao?

Thật là thiếu sót khi nói về một đời CPU mới của Intel mà không nhắc đến đồ họa. Các CPU thuộc dòng Core của Intel không chỉ là vi xử lý đơn thuần mà bên trong nó còn đi kèm một bộ xử lý đồ họa nữa. Đây gọi là bộ xử lý đồ họa tích hợp (để phân biệt với GPU rời bên ngoài). Từ những con CPU Core i3 dòng thấp cho đến Core i7 mạnh mẽ đều có GPU tích hợp, có điều hiệu năng của chúng sẽ khác nhau.


Một phần lớn diện tích đế chip Broadwell được dùng để bố trí các khối logic liên quan của bộ xử lý đồ họa (khu vực Processor Graphics)​

Với laptop, các chip Broadwell được kì vọng sẽ dùng những loại GPU sau: Intel HD Graphics, Intel HD 5500, HD 6000 và Iris HD 6100. Trước đây Intel từng nói những GPU này sẽ có cùng kiến trúc nhân như các bộ xử lý đồ họa tích hợp trong Haswell, tuy nhiên chúng sở hữu nhiều đơn vị xử lý hơn (tăng thêm khoảng 20% tính về mặt số lượng). Nói cách khác, hiệu năng đồ họa của Broadwell sẽ tăng lên và chúng hoàn toàn có thể thay thế cho các GPU rời thuộc tầm thấp. Thậm chí một vài mẫu laptop dùng HD Graphics 5500, 6000 và 6100 còn có thể xuất hình ảnh và video ra màn hình 4K rời một cách dễ dàng.

Intel còn một dòng GPU nữa là Iris Pro, mạnh nhất trong số các bộ xử lý đồ họa tích hợp của công ty. Hiện chúng ta chưa có nhiều thông tin về Iris Pro (Intel HD 6200) dùng trong CPU Broadwell-H. Vài thông tin thú vị về HD 6200 có thể xem tại đây.

>>>> Xem thêm:




7. Đợt đầu chỉ 2 nhân, đợt sau mới có 4 nhân

Trong đợt đầu ra mắt, Intel chỉ tung ra các con chip Core i3, i5 và i7 Broadwell với hai nhân mà thôi, chủ yếu thuộc dòng U và Y (Core m). Dòng CPU bốn nhân là Broadwell-H thì đến giữa và cuối năm nay mới bắt đầu được giao hàng đến cho các công ty sản xuất máy tính. Như đã nói ở trên, Broadwell-H có tích hợp GPU Iris Pro HD 6200 mạnh mẽ và rất đáng mong đợi. Đây cũng là những CPU mạnh nhất mà Intel từng cung cấp cho laptop.

8. Broadwell còn hỗ trợ nhiều tính năng thú vị khác

Khi nhắc đến CPU, chúng ta thường hay nghĩ đến hiệu năng, pin như thế nào, cấu hình ra sao, nhân và tốc độ có gì mới. Nhưng với các con chip đời mới thì chúng ta cũng cần biết xem chúng hỗ trợ những tính năng bổ sung nào. Ở Broadwell, Intel nhấn mạnh đến các khả năng sau:

Hỗ trợ công nghệ Intel RealSense: các máy tính sẽ được trang bị một hệ thống 3 camera, gồm có 1 camera hồng ngoại, 1 camera RGB bình thường và một bộ phát laser hồng ngoại. Hệ thống này sẽ theo dõi cử chỉ tay của bạn để giúp tương tác với máy tính mà không cần chạm vào chuột hay bàn phím. Ngoài ra nó còn có thể nhận ra độ sâu của hình ảnh, khoảng cách giữa các đối tượng, thậm chí còn cho phép scan các vật thể 3D và in mô hình 3D ra nữa.

Không cần nhớ password: Bằng cách phối hợp với các phần mềm bảo mật như giải pháp từ McAfee, CPU Broadwell sẽ hỗ trợ tốt hơn việc đăng nhập thông qua các cảm biến sinh trắc học (cảm biến vân tay là ví dụ dễ thấy nhất). Khi đó bạn không cần nhớ password của mình nữa. Tất nhiên, một tương lai không có mật khẩu vẫn còn rất xa.

Công nghệ Voice Assistant: trước đây các CPU của Intel đã hỗ trợ tính năng nhận dạng giọng nói, giờ đây Broadwell làm cho nó trở nên hoàn thiện hơn. Intel cho biết Broadwell đủ mạnh để phân tích và biến giọng nói của bạn thành văn bản, hoặc chuyển giọng nói thành các lệnh điều khiển PC như tìm kiếm trên web, mở một ứng dụng nào đó, chơi một bài nhạc, bắt đầu phát một đoạn video... Đặc biệt, nó cho phép sử dụng cả khi bạn đang online hoặc offline. Tất nhiên, để Voice Assistant hoạt động đầy đủ thì sẽ cần đến sự can thiệp của các nhà sản xuất và nhà phát triển phần mềm nữa.

Intel WiDi: công nghệ truyền nội dung số không dây này đã được nâng cấp lên bản 5.1 trong chip Intel Core thế hệ thứ 5. Những tính năng mới bao gồm: hỗ trợ chơi game DirectX 9/11 toàn màn hình, remote điều khiển từ xa, cho phép xuất hình ảnh ra màn hình 4K, các tính năng bảo mật nâng cao dành cho doanh nghiệp.

>>>> Gợi ý tìm kiếm:

intel broadwell tinhte
intel broadwell ra mat
broadwell intel release date
intel skylake
broadwell vs haswell
braswell intel
haswell intel
nvidia maxwell

Share on Google Plus
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét